vsalogo

Khảo sát công nghiệp nuôi biển Hy Lạp

Ngày đăng: 25/06/2018
Từ ngày 19/5 đến 27/5/2018, Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) đã tổ chức chuyến khảo sát công nghiệp nuôi biển Hy Lạp cho các đối tác ASEAN. Xin tóm lược đôi nét về kết quả khảo sát và những bài học cho nuôi biển Việt Nam, dựa trên nhận xét của bản thân và những kiến thức thu lượm được qua chuyến đi.

Đoàn gồm 18 người, gồm có các đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước của 4 nước ASEAN, gồm Indonesia (ông Mimid Abdul Hamid và bà Sugeng Raharjo - MMAF), Thái Lan (ông Aphisit Techanitisawad và Wittaya Rattana - DoF), Singapore (ông Seow Boon Heng và Soo Khoy Leow), Malaysia (ông Shin Khoo Huey) và Việt Nam (PGS.TS.Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch VSA, TS. Đặng Thị Lụa - Phó Viện trưởng Viện RIA 1, ông Nguyễn Bá Sơn - chuyên viên chính, Tổng Cục Thủy sản).

Tham gia Đoàn có ông Lukas Manomaitis - Giám đốc Khu vực ASEAN và các chuyên gia, cán bộ của USSEC ở khu vực ASEAN (các ông Hsiang Pin Lan, Võ Hoàng Nguyên, Chuchai Kanjanamayoon), TS. Patrick White - chuyên gia nuôi biển xa bờ của Na Uy, TS. Stella Adamidou - Giám đốc Công ty Aquanetix, Anh.

Đoàn có lịch trình làm việc rất chặt chẽ và khoa học, dành phần lớn thời gian đi thăm các khâu hợp thành chuỗi giá trị nuôi cá biển (cá bố' mẹ, trại giống, trại ương, vùng nuôi, sản xuất thức ăn, xưởng đóng gói, chế' biến và các dịch vụ khác) của các doanh nghiệp điển hình, tại các vùng nuôi cá biển tập trung của Hy Lạp.

Nghề nuôi biển Hy Lạp

Từ gốc của tên gọi quốc gia Hy Lạp là Hellas (Ελλάς) hoặc Ellada (Ελλάς). Hy Lạp là phiên âm của tiếng Trung (“希 臘”). Tiếng Anh là Greece, bắt nguồn từ chữ Graecia trong tiếng Latinh, nghĩa là Vùng đất của người Hy Lạp.

Lãnh thổ Hy Lạp hiện nay bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia ở phía tây, Địa Trung Hải và biển Aegean ở phía đông và nam. Những đảo lớn nhất là Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km2, dân số' 10,955 triệu người (năm 2015).

Mặc dù có diện tích không lớn, lại toàn địa hình núi non hiểm trở, nhưng do có rất nhiều đảo và quần đảo, nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km, đứng thứ 10 trên thế' giới về độ dài đường bờ biển.

Biển của Hi Lạp rất sâu, cách bờ vài trăm mét biển đã sâu hàng chục mét, có nhiều vịnh biển kín, lại ít bão gió, chế độ thủy triều ôn hòa, và nhiều vùng biển rất thích hợp với nghề nuôi biển.

Nghề nuôi biển Hy Lạp bắt đầu phát triển manh nha từ giữa thập niên 80 của thế' kỷ 20 với những trại nuôi nhỏ, sử dụng các lồng bè nuôi cá bằng gỗ, loại Kames, có xuất xứ từ Scotland, cókích thước 5 x 5 x 5 m. Cá giống ban đầu nhập khẩu từ Pháp. Với sự trợ giúp của Liên minh hâu Âu (EU) về công nghệ và thiết bị, cuối những năm 80 những trại giống cá biển đầu tiên mới thiết lập ở Hy Lạp, nhờ đó nghề nuôi biển phát triển rất mạnh. Năm 1991, với 120 trại nuôi phần lớn là thủ công, sản lượng cá biển nuôi tăng vọt từ 2.500 tấn lên 12.500 tấn.

Hiện nay, Hy Lạp đạt sản lượng cá biển nuôi mỗi năm là - 150.000 tấn, chủ yếu với hai loài: cá vược Châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp (Pagellus spp.). Lực lượng sản xuất hiện gồm 80 công ty nuôi cá, với 330 trại nuôi cá thương phẩm, khoảng 500 trại nuôi nhuyễn thể, 51 trại giống cá, mỗi năm sản xuất 395.000.000 cá giống và 78 xí nghiệp đóng gói.

Diễn biến sản lượng các loài cá biển nuôi chủ yêu của Hy Lạp những năm 2007-2015 trong Bảng 1.

Phần lớn cá biển nuôi ở Hy Lạp thường tiêu thụ nội địa dưới dạng cá tươi (ướp đá), người Hy Lạp thích cá tráp hơn là cá chẽm, nên phần lớn cá chẽm dùng để xuất khẩu. Tỷ trọng cá đông lạnh thấp hơn nhiều, còn những sản phẩm chế biến giá trị gia tăng (đóng hộp, ăn liền,...) chỉ chiếm sản lượng cực nhỏ.

Ba cuộc khủng hoảng của nghề nuôi biển Hy Lạp

Do nhiều nhân tố' và tình huống khác nhau, công nghiệp nuôi biển Hy Lạp trải qua nhiều diễn biến thăng trầm, với 3 cuộc khủng hoảng lớn.

Cuộc khủng hoảng đầu tiên xẩy ra năm 1993, khi sản lượng cá biển nuôi tăng vọt lên mức tấn. Giá bán cá trên thị trường sụt giảm, thấp dưới mức giá thành nuôi. Nhiều trại nuôi nhỏ, quản lý yếu bị thâu tóm dần bởi các công ty lớn, có cả trại giống, trại ương và trại nuôi quy mô lớn, có bộ phận thị trường mạnh và quản lý tốt. Sau đó sản lượng ổn định trở lại, giá bán cá tăng dần, các trại nuôi cá có lãi và sản lượng lại gia tăng.

Cuộc khủng hoảng thứ hai xẩy ra năm 2000. Năm 1998 the E.U ngừng nhập khẩu thủy sản từ Thổ Nhĩ Kỳ, đối thủ cạnh tranh chính của cá biển nuôi Hi Lạp, khiến giá cái tăng đột ngột, đạt mức cao như năm 1991, lợi nhuận khổng lồ. Tất cả các công ty nuôi cá vay thêm nhiều vốn của ngân hàng, đua nhau tăng tốc, Hiện sản lượng tăng vọt lên mức 85.000 tấn. Nhưng sang năm sau, 1999, Thổ Nhĩ Kỳ lại được phép bán cá cho E.U. và việc đó đã tạo nên cơn khủng hoảng thứ hai, lớn hơn và nghiêm trọng hơn. Lần này, 2 trong 5 công ty nuôi cá lớn nhất bị phá sản, một bị mua lại và một đóng cửa. Các công ty lớn còn lạ, có bộ phận thị trường tốt hơn, trại giống lớn hơn và nhà áy thức ăn chăn nuôi tiếp tục phát triển nhanh hơn.

Cuộc khủng hoảng thứ 3 xẩy ra 2007. Năm 2002 Hy Lạp gia nhập Eurozone, do vậy dễ vay tiền, lãi suất thấp, lại không mất phí chuyển đổi ngoại tệ, nên hiệu quả sản xuất tăng trở lại. Sản lượng năm 2007 tăng lên mức 110.000 tấn. Giá bán lại tụt sâu, thấp hơn giá thành sản xuất, người nuôi cá phải giữ cá lại trong lồng chờ giá lên. Cá không bán được cứ tiếp tục lớn, khiến sản lượng và chi phí sản xuất gia tăng. Năm 2008 diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến khủng hoảng nghề nuôi cá trầm trọng hơn. Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất.

Ngân hàng hiện vẫn đang nắm giữ phần lớn tài sản của các công ty nuôi biển Hy Lạp, quá trình M&Av9n đang diễn ra. Năm2014, Arintides Bnlles, Giám đôc điều hành Tập đoàn Nireus của Hy Lạp, kêu gọi các công ty trong nước ký các thỏa thuận áoàn trả để đưa ngành thủy sản trong nước đi lên.

Tháng 5/2015, 2 trong 5 công ty sản suất cá chẽm v cá tráp lớn nhâ't của Hy Lạp - Dias và Selonda, đã ký một thỏa thuận hợp tác tài chính. Tháng 6/2015, các cổ đông của tập đoàn Nireus chấp thuận một kế' hoạch tái cơ câu, với các ngân hàng chủ nợ nắm bắt 75% kiểm soát của công ty. Tuy nhiên, sản lượng trong nước của Hy Lạp vẫn khá ổn định và giá thị trường dự kiến sẽ không thay đổi nhiều trong ngắn hạn.

Ba quy mô của trại nuôi cá biển

Doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp Hi Lạp có thể chia thành 3 nhóm với quy mô khác nhau: doanh nghiệp nhỏ có sản lượng dưới 500 tấn cá mỗi năm, doanh nghiệp vừa từ 500 đến 2000 tấn, doanh nghiệp quy mô lớn trên tấn. Đoàn đã đến thăm và tìm hiểu 3 doanh nghiệp ở 3 quy mô này.

Công ty quy mô nhỏ

Ngày 21/5, Đoàn đã thăm Công ty Argarosaronikos của gia đình ông Anastasios Raftopoulos tại vịnh Pirgiakoni, ở rìa phía nam đảo Salamina, gần thủ đô Athens, điển hình cho các công ty quy mô nhỏ, nhưng sở hữu cả chuỗi sản xuất.

Thành lập năm 1987, ban đầu công ty sử dụng lồng nuôi bằng gỗ, hình chữ nhật, kích thước nhỏ 5 x 5 x 5m, nay đã dùng toàn lồng HDPE hình tròn, đường kính lớn. Ba loài cá nuôi chủ yếu tại trại là cá tráp - 60% sản lượng, cá chẽm - 20%, và cá đù Địa Trung Hải (Argyrosomus regius) - khoảng 20%. Trại cũng đang nuôi thử nghiệm cá cam (Serióla dumerili). Sản lượng nuôi mỗi năm chỉ duy trì ở mức 300 tấn, mặc dù được phép sản xuất 500 tấn.

Để nuôi với chi phí sản xuất thấp nhất, trong 30 năm qua, công ty đã tự đầu tư gần như toàn bộ các khâu cơ bản của chuỗi sản xuất, bao gổm bể nuôi dưỡng cá bố' mẹ, các hệ thống sản xuất tảo, ương cá bột, ương cá giống lớn, xưởng sản xuất thức ăn viên, hệ thống cung cấp thức ăn nhờ khí nén cho các bè nuôi từ silo đặt trên bờ thông qua các đường ống, các lồng nuôi cá thương phẩm ngoài biển, xưởng sơ chế' và đóng gói cá tươi, các hệ thống phục vụ bè nuôi. Chi phí cho nguyên liệu đầu vào chỉ chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất.

Chiến lược của công ty là sản xuất cá tươi chất lượng cao, thông qua duy trì mật độ nuôi thưa và chủ động bảo vệ môi trường, đồng thời tìm những thị trường ngách có yêu cầu cao, đồng thời ít nợ ngân hàng, không chi phí cho hệ thống tiêu thụ và bộ máy quản lý nhỏ gọn. Do vậy, mặc dù chỉ là công ty gia đình có quy mô nhỏ, nhưng sản phẩm của công ty vẫn có khả năng cạnh tranh cao trong và ngoài nước.

Công ty quy mô trung bình

Ngày 22/5/2018, đoàn đến Antikyra, cách Galaxidi 60km, để thăm cơ sở sản xuất của Công ty Galaxidi Marine Farm, thuộc nhóm công ty quy mô trung bình, có sản lượng cá 3000 tấn mỗi năm. Công ty là một tổ hợp sản xuất lớn hơn, được bố trí liền nhau, từ trên bờ xuống biển, thành dây chuyền khép kín các công đoạn của quá trình nuôi cá biển, từ nuôi dưỡng cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương cá bột và vỗ béo cá giống, xử lý văcxin, cung cấp thức ăn viên cho các trại nuôi ngoài biển đến việc sơ chế, vệ sinh, đóng gói và vận chuyển cá tươi đến nơi tiêu thụ.

Trại ương cá được trang bị hệ thống nuôi tảo, nuôi artemia và copepod - các loại thức ăn sống cung cấp cho ấu thể cá - được bảo quản trong nitơ lỏng. Cá con được ương 30 ngày trong các bể lớn, mỗi bể’ ương 250.000 đến – 300.000 con. Tỷ lệ thay nước 30%. Trại sản xuất 22 triệu cá giống cỡ 2 g/con, cho cả hai loài cá vược và cá tráp trong mỗi vụ nuôi.

Trại tiến hành xử lý vắcxin cho cá giống cỡ 2-5 g bằng văccin Pharmaq Alfaject để’ phòng vibriosis và pasteurellosis. Sau đó cá con được kiểm tra khuyết tật bong bóng trong nước biển có hàm lượng muối 60 ppt. Những con cá dị dạng cũng bị loại trừ trong các bể có thiết kế' riêng, chấp nhận độ dị dạng 5%.

Cá giống được chuyển đến lồng ương cá ngoài biển để ương nuôi trong 4-5 tháng thành cá giống lớn, cỡ 100 g/con. Sau đó cá được hút qua máy đếm cá tự động với độ chính xác 97,5% trước khi xử lý gây mê và được tiêm vacxin bằng máy. Với 8-10 công nhân vận hành máy tiêm vacxin có thể xử lý 40.000 con cá trong 8h.

Sau đó, máy bơm cá chuyển thẳng xuống các bè nuôi thương phẩm, nuôi tiếp 10 tháng nữa lên cỡ 400 gr thì xuất bán. Vùng nuôi ở biển có độ sâu trung bình 65 m. Lưới nuôi cá được làm vệ sinh sau mỗi vụ thu hoạch, còn đối với lưới mắt nhỏ hơn của lồng ương cá giống 2 tháng một lần.

Công ty có 4 silo chứa thức ăn viên nuôi cá, mỗi silo 25 tấn, tự động cung cấp thức ăn cho các lồng nuôi thương phẩm, sản lượng trung bình 40 tấn mỗi ngày. FCR trung bình cho cá nuôi từ 3 gr lên 400 gr là 2, đối với cá vược và 1,5 đối với cá tráp.

Công ty cũng sử dụng thức ăn viên sinh thái được chứng nhận theo tiêu chuẩn Bio Hellas, không có chứa các thực phẩm biến đổi gen, theo quy định của EU. Cá sinh thái được nuôi ở khu trại riêng biệt, được chứng nhận Global GAP, TUV và Bio Hellas để xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Italia.

Các công ty nuôi cá quy mô trung bình cũng có những vấn đề tương tự như công ty quy mô nhỏ, nhưng khó khăn hơn, bởi phải cộng thêm chi phí quản lý phí đầu tư, chi phí bán hàng và hệ thống phân phối. Phần lớn các công ty cỡ trung bình đều cố' gắng xây dựng hệ thống phân phối riêng, nhưng thông thường họ không thể’ cạnh tranh với các công ty quy mô lớn, nhất là trong những thời điểm căng thẳng.

Để’ tồn tại, Galaxidi và các công ty tầm trung khác có 3 sách lược. Một là cố' gắng tiết giảm chi phí, xây dựng bộ máy quản lý nhỏ gọn nhưng tận tụy hết lòng, tập trung nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hai là bán bớt cá giống cho các công ty quy mô nhỏ, đồng thời mua lại cá thương phẩm của các công ty đó, nhằm tăng lượng cá thương phẩm, giảm suất chi phí bán hàng, tiếp thị và phân phối của một đơn vị sản phẩm. Ba là cố gắng tìm thị trường ngách, bao gồm thị trường cho sản phẩm được chứng nhận sinh thái, chứng nhận của vùng hoặc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, tăng cường nuôi cá cỡ lớn và bán "cá tươi trực tiếp từ trang trại".

Công ty quy mô lớn

Ngày 23 và 24/5/2018 Đoàn thăm các cơ sở sản xuất của Tập đoàn Nireus trong vùng chung quanh Nafpaktos, gồm trại giống, nhà máy sản xuất thức ăn, trại nuôi biển và nhà máy sơ chế', đóng gói, chế biến.

Nieus là tập đoàn nuôi cá biển lớn nhất Hy Lạp hiện nay, có 35 khu vực nuôi biển, ở vùng biển có độ sâu nước 60-70m, với 600 lồng nuôi công nghiệp nổi, hình tròn, hiện đại, chu vi 80-120

m, có lưới bề mặt bảo vệ chống chim ăn cá, đối tượng nuôi là cá chẽm và cá tráp, cá cam, sản lượng 35.000 tấn/năm. Cá được thả nuôi với mật độ thấp, ity 98% thể tích lồng là nước, chỉ 2% là cá. Lưới được nhuộm chống bám bẩn trước khi lắp đặt vào lồng nuôi.

Tập đoàn có 2 nhà máy sản xuất thức ăn nuôi cá biển ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, với tổng công suất 90.000 tấn/năm, lợi nhuận ròng khoảng 10 triệu euro năm 2017. Nhà máy thức ăn nuôi cá biển Feedus-Vrachnaiika ở Achea đã hoạt động 45 năm. Sản lượng 45.000 tấn thức ăn/năm cho cá tráp và cá chẽm, 100% là thức ăn viên chìm. Nhà máy có 3 silo chưa nguyên liệu, mỗi cái sức chứa 450 tấn.

Dây chuyền sản xuất thức ăn tự động hoàn toàn, công suất 2,5 tấn/h cho cỡ viên 1,6 mm hoặc tấn/h cho viên lớn hơn. Công ty chỉ sử dụng nguồn protein từ thực vật, bột cá và dầu cá, không sử dụng đạm động vật trên cạn.

Công ty Proteus S.A thuộc tập đoàn Nireus có trại giống cá biển hiện đại, công suất 55 triệu giống/năm (hiện đang sản xuất 16 triệu giống cá chẽm, cá tráp và cá cam. Nireus có chương trình chọn lọc cá bố' mẹ cá tráp và cá vược châu Âu lớn nhất thế' giới, hiện nay đàn giống đã sang thế' hệ thứ 4, ngào việc đáp ứng nhu cầu của Tập đoàn, còn cung cấp cá bố mẹ chất lượng tốt cho các trại giống khác. Năng suất lao động cao, bình quân 1 người sản xuất 1 triệu con giống mỗi năm. Cá cỡ 2g được chuyển ra lồng ương đến cỡ 100 g/com, sau đó được tiêm văcxin rồi thả vào lồng nuôi.

Nhà máy chế biến Nireus có 2 dây chuyền chế' biến riêng biệt cho cá chẽm và cá tráp, công suất 6 tấn/giờ. Xưởng có dây chuyền tự động rửa, phân cỡ cá, và đóng hộp cá tươi nguyên con, 6 kg/ hộp. Thời gian xử lý cá trong xưởng chỉ 3-4 giờ. Tập đoàn còn có một nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở châu Âu về thực phẩm tiện dụng. Các công ty có quy mô khác nhau có cơ cấu giá thành khác nhau. Bảng 2 trình bầy giá thành trung bình của Hy Lạp cho các công ty quy mô nhỏ và lớn.

Một số bài học

Ngày 25/5/2018, đoàn quay trở về Athens và tham dự hội thảo kỹ thuật về nuôi biển với các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu của các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý của Hy Lạp. Tiến sĩ Patrick White - chuyên gia nuôi biển xa bờ của Na Uy làm việc cho dự án của USSEC, trình bày sâu hơn về lịch sử phát triển, hiện trạng và những vấn đề của nuôi cá biển Hy Lạp.

Ông Stamatious Kyriakos, Công ty Stamatiou Aquaculture, trình bày về thiết bị trang trại nuôi cá; bà Argirou Ioanna (Công ty NAYS) về quản lý môi trường và cấp giấy phép trại nuôi, ông George Tsatsos trình bày về dinh dưỡng cho cá và quản lý việc cung cấp thức ăn cho cá nuôi (Nireus S.A) , ông Andréas Kyriakou trình bầy về quản trị sức khỏe cá nuôi, và tiến sĩ Stella Adamidou (Công ty Aquanetix) trình bầy về phần mềm, quản lý dữ liệu, và việc ứng dụng công nghệ 4.0 cho nuôi cá biển.

Sau chuyến tham gia khảo sát và hội thảo về nuôi biển công nghiệp tại Athens, có thể sơ bộ rút ra một số' nhận xét sau đây:

* Công nghiệp nuôi biển Hy Lạp phát triển khá ổn định nhờ việc xây dựng thành chuỗi giá trị xuyên suốt các khâu liên kết chặt chẽ với nhau, có các quy mô tương hợp và gắn chặt với yêu cầu của thị trường. Phát triển thị trường tiêu thụ tương hợp với sản lượng nuôi là yếu tố quan trọng tránh được khủng hoảng.

* Ý thức về việc bảo vệ môi trường đã được phổ biến và ăn sâu vào hệ thống các cơ sở sản xuất nuôi biển công nghiệp, đến mọi người trong toàn chuỗi giá trị, thể hiện rõ không chỉ ở quy định mà trong từng hành động hàng ngày nhỏ nhất của họ. Đây là yếu tố quan trọng để có thể xây dựng công nghiệp nuôi biển thành công.

* Việc quản lý, phân vùng (zoning), cấp phép trại nuôi, giám sát, quản lý, cảnh báo môi trường được tổ chức hợp lý, tuy vẫn có thể được thực hiện tốt hơn, bớt thủ tục giấy tờ. Người nuôi mong Nhà nước chỉ quy định những việc họ không được làm, thay vì quy định chi tiết cách làm những công việc hàng ngày của họ.

* Hệ thống cơ sở sản xuất giống cá biển phát triển, với đàn giống bố' mẹ được lựa chọn, cách ly tốt, tuyển chọn theo công nghệ được cập nhật thường xuyên, phần lớn do các doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất hoặc ương giống tại chỗ. Cá giống được chia thành 2 giai đoạn ương, một trên bờ và một ương trên biển thành cá giống lớn cỡ 100 g/con mới thả nuôi.

* Việc sử dụng vacxin phòng bệnh cho cá bằng cách tắm hoặc máy tiêm tự động khá phổ biến.

* Sản xuất thức ăn công nghiệp tương đối phát triển, không sử dụng cá tạp để nuôi cá biển thông thường, nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả.

* Việc áp dụng hệ thống bơm chuyển giống và cho ăn tự động qua ông dẫn tự động bằng khí nén là phương pháp hay, không phức tạp, đảm bảo nâng cao tỷ lệ sống, có kiểm soát, giảm công sức và chi phí.

* Hệ thống lồng nuôi HDPE hiện đại, bền, được bố' trí hợp lý, phù hợp với quy mô từng trại, không nhất thiết phải sử dụng lồng nuôi cỡ lớn và thống nhất về kích cỡ cho từng trại. Lưới đều được nhuộm chống bám bẩn sinh học trước khi thả nuôi.

* Sản phẩm cung cấp cho thị trường gần như 100% là cá tươi nguyên con ướp đá, chất lượng tươi ngon do đảm bảo quy trình chuẩn, thời gian ngắn từ thu hoạch đến sơ chế, đóng gói, dán nhãn, tiêu thụ. Công nghệ chế' biến sâu thahf các sản phẩm tiện dụng bắt đầu được phát triển.

* Hệ thống trại nuôi đa dạng, gồm các quy mô khác nhau, có thể áp dụng linh hoạt tùy theo điều kiện, mối liên kết ngày càng được tăng cường thông qua hiệp hội.

Những bài học của công nghiệp nuôi biển Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Na Uy cũng như các nước khác cần được nghiên cứu để áp dụng có chọn lọc cho Việt Nam trong tương lai gần, đê phát triển nuôi biển công nghiệp hiện đại, bền vững và có trách nhiệm.

Cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Hoa Kỳ và các đối tác Hy Lạp đã hỗ trợ, tổ chức chuyến khảo sát rất thành công. Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ ý kiến, trao đổi nhận xét và cho phép sử dụng hình ảnh trong bài viết này./.

Bài PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng    Ảnh: USSEC

Bạn cần đăng nhập để bình luận