GIẢI PHÁP CỦA NGÀNH KH&CN QUẢNG NINH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI BIỂN


Sáng ngày 27/11/2024, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã tổ chức Chương trình Lễ ra mắt Chi hội Nuôi biển Vân Đồn tại Cụm công nghiệp Vân Đồn, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.
Có thể là hình ảnh về 12 người, phòng tin tức và văn bản
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu về giải pháp của ngành KH&CN Quảng Ninh nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi biển.
Quảng Ninh có nhiều lợi thế trở thành môt trong những tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản, trong đó có nuôi biển. Để biến tiềm năng thành kết quả cụ thể, nhiều văn bản của Trung ương, của Chính phủ về phát triển nuôi biển đã được ban hành tạo hành lang pháp lý để tỉnh triển khai. Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045 xác định: “Phát triển thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế biển đảo; hoàn chỉnh hệ thống hậu cần nghề cá, nuôi biển chế biến đồng bộ, hiện đại, xây dựng Quảng Ninh trở thành Trung tâm thuỷ sản của miền Bắc”.
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng lợi thế, kinh tế thủy sản nói chung, nghề nuôi biển nói riêng đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức như: hạ tầng, tiềm lực suy giảm do ảnh hưởng của bão yagi (gần như xóa sổ nghệ nuôi biển Quảng Ninh); chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản nói chung, nuôi biển nói riêng rất hạn chế, chỉ có Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ nhưng không có hỗ trợ nuôi biển; lao động thiếu hụt, giai đoạn 2018-2023 giảm đến 29,8%; số lượng giống thả nuôi là 8.055 triệu con giống các loại, trong đó số giống sản xuất, ương dưỡng tại chỗ 3.010 triệu con giống, đáp ứng 37,4% nhu cầu giống trên địa bàn tỉnh; một số vấn đề hạn chế trong kỹ thuật nuôi dẫn đến năng suất còn thấp, đối tượng nuôi chưa đa dạng, lồng bè chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa và phao xốp, qui mô nhỏ, thiếu quy hoạch chi tiết các vùng biển.
Có thể là hình ảnh về 12 người, phòng tin tức và văn bản

Việc thành lập Chi hội Nuôi biển Vân Đồn là hết sức cần thiết nhằm tổ chức thực hiện khắc phục những những khó khăn và phát huy tiềm năng lợi thế nghề nuôi biển Vân Đồn.
Phát biểu tại Lễ ra mắt Chi hội Nuôi biển Vân Đồn, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh vào những giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi biển nhằm tháo gỡ những khó khăn nêu trên. Cụ thể: Ngành KH&CN tiếp tục chủ động phối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: “Đánh giá, phân vùng chức năng phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh”, nhiệm vụ đề xuất triển khai các mô hình kinh tế thủy sản bền vững, đa lợi ích gắn với bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ứng phó biến đổi khí hậu theo các tiểu vùng chức năng phát triển kinh tế biển tại tỉnh Quảng Ninh; “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống nuôi thuỷ sản trên biển tại tỉnh Quảng Ninh” giúp sớm triển khai giải pháp và mô hình nuôi biển phù hợp với điều kiện của Quảng Ninh.
Đồng thời, phối hợp đề xuất cơ chế chính sách đủ mạnh khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản, trong đó có hỗ trợ hạ tầng nuôi biển, các cơ sở sản xuất giống để chủ động nguồn giống thiếu hụt (thiếu gần 70%); đào tạo nhân lực trong sản xuất giống, nuôi biển. Tiếp tục rà soát, định hướng không gian phù hợp để tập trung thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư là doanh nghiệp mạnh phát triển nuôi biển bằng công nghệ hiện đại (đầu tư nuôi biển đòi hỏi đầu tư lớn).
Nghiên cứu hoàn thiện, chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm, thả một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa, đặc hữu, loài nguy cấp, quý, hiếm, bổ sung nguồn giống nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái thủy sinh.
Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực ; thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, tích cực trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thu hút nguồn lực về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ; ưu tiên liên kết hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN với các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông - Trung Quốc các đối tượng được thương mại hóa theo nhu cầu thị trường. Khuyến khích hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ như: ODA; FDI; FAO; WWF; UNDP... cho phát triển bền vững kinh tế thủy sản của tỉnh.
Xây dựng thương hiệu “Thuỷ sản Quảng Ninh xanh, chất lượng cao”. Ưu tiên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thuỷ sản với 05 nhóm sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, là lợi thế của tỉnh như: Hàu biển và các sản phẩm từ hàu; tôm thẻ và các sản phẩm từ tôm; cá biển (song, giò, vược, chim); mực và các sản phẩm từ mực; sản phẩm đặc hữu, bản địa như Sá sùng, bào ngư, hải sâm… gắn với chuyển đổi số và văn hóa địa phương.
Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản
Nhân dịp này, đồng chí Giám đốc Sở KH&CN cũng đã tặng hoa chúc mừng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn.

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ THỐNG KÊ KH&CN
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Email Gọi ngay Facebook
Facebook Chat Icon Xin chào!
Mình có thể giúp gì bạn
hiephoinuoibienvietnam